Giáo sư Trần Văn Khê nói về ngữ khí
Giáo sư Trần Văn Khê nói về ngữ khí trong tuồng Việt Nam
Giáo sư Trần Văn Khê nói về ngữ khí trong tuồng Việt Nam
Chủ đề:
SO SÁNH SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THUẬT HÁT BỘI VÀ CẢI LƯƠNG
vào lúc 06:00 sáng ngày mai 17/12/2015
Kính thưa quý Thầy Cô cùng quý vị tri âm,
Nhơn mùa Lễ Hội Kỳ Yên đang nở rộ khắp Miền Nam, không khí trẩy hội tại các Đình làng cũng thật ấm cúng và ý nghĩa bởi tính văn hóa về nguồn độc đáo. Trong các Lễ Hội Kỳ Yên thì chắc chắn không thể thiếu chương trình Hát Bội hoặc một phần nào đó liên quan như Lễ Xây Chầu, Đại Bội…Để tìm hiểu rõ hơn về nghệ thuật này, sáng mai vào lúc 06:00 ngày 17/12/2015, Solomonvietnam xin phép được trình bày chủ đề SO SÁNH SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA NGHỆ THUẬT HÁT BỘI VÀ CẢI LƯƠNG.
Rất mong quý vị tri âm xa gần cùng đón nghe và ủng hộ tinh thần cho Solomonvietnam.
Xin kính chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, an khương thịnh vượng. Kính chúc quý vị tri âm luôn vui khỏe và may mắn.
Trân trọng và xin chào đoàn kết,
Solomonvietnam (Diễn giả: Hồ Nhựt Quang)
Lúc 09:00 ngày 16/12/2015 Saigon-Vietnam
“Nhà hát bội học” hiếm hoi
“Chính vì nhận thức rõ khoảng cách của một nghệ sĩ “tay ngang” đến với nghề hát bội, nên anh Phi đã tận tâm tận lực học hỏi, tiếp xúc với nhiều nghệ nhân, nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Huỳnh Khắc Dung, Mai Thọ Truyền, Trần Văn Hương, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Quý và các nghệ sĩ tài danh: Ba Út, Năm Đồ, Hai Nhỏ, Năm Sa Đéc, kép Hữu Thoại, Minh Tơ, Thành Tôn…; trao đổi, nghiên cứu để xóa dần khoảng cách. Anh Phi đã trở thành một pho tự điển sống, góp công lớn trong việc đúc kết một cách có hệ thống niêm luật, kỹ năng, trình thức biểu diễn của hát bội. Và anh ấy đang làm công việc có ích, đó là nhân rộng những pho tự điển ấy để không bị mai một” – NSND Viễn Châu nói.
NSƯT Ngọc Nga (Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Hát bội
TP HCM) cho biết: “Ông còn góp phần đưa hát bội đến gần công chúng trẻ. Từ năm 2000-2013, ông đưa nghệ thuật hát bội đến trường học, cổ xúy hát bội bằng việc thuyết minh, phân tích, giảng dạy về cái đẹp của nghệ thuật hát bội. Hiện nay ông vẫn đi dạy, nói chuyện chuyên đề, tham gia hội thảo, để những vốn quý của ông truyền thụ đến lớp trẻ, ông là một nhà “Hát bội học” hiếm hoi của đất phương Nam”.
http://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nghe-si-hat-boi-khong-doc-hanh-20151124220847543.htm
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH VINH DANH VĂN HÓA NAM BỘ LẦN THỨ 15
Chủ đề: SO SÁNH GIỮA NGHỆ THUẬT HÁT BỘI VÀ CẢI LƯƠNG VIỆT NAM
Kính thưa quý Thầy Cô cùng quý vị tri âm,
Xin hãy thông cảm cho tính « máu lửa » của Solomonvietnam khi nhanh chóng quyết định làm tiếp một chương trình rất đặc biệt lần này vì tối qua tôi đã mộng thấy Thầy Khê…hình ảnh Thầy nói chuyện về Hát Bội và Cải Lương ngay tại giường bệnh. Tôi nghĩ phải làm gì đó để cho Thầy vui và Thầy vẫn sống mãi trong lòng thế hệ học trò chúng tôi. Đây là chủ đề đặc biệt mà Thầy đã tâm huyết truyền dạy cho chúng tôi trong những ngày cuối đời.
Dự kiến chúng tôi tổ chức vào ngày chủ Nhật (13/12/2015) từ 18:00, tại Bảo tàng PHỤ NỮ NAM BỘ-Địa chỉ: 202 Võ Thị Sáu-Quận 3-TPHCM.
Rất mong quý Thầy Cô, quý vị học giả xa gần cùng toàn thể quý vị tri âm nhiệt tình ủng hộ và chỉ bảo cho. Mọi chi tiết đăng ký và đóng góp ý kiến xin gửi vào Inbox Nam Nhut Ho (Solomonvietnam) từ nay đến hết ngày 10/12/2015.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý vị và xin kính chúc quý vị sức khỏe luôn dồi dào, an khương thường lạc.
Trân trọng,
Solomonvietnam
Lúc 21:50 ngày 28/10/2015 Saigon Vietnam