Thứ Năm, ngày 30 tháng 7 năm 2015
Đền Ông Chín Cờn
Chủ Nhật, ngày 26 tháng 10 năm 2014
Phủ Tây Hồ

Đền Đồng Bằng

Thứ Tư, ngày 13 tháng 8 năm 2014
SỰ TÍCH CÔ ĐÔI THƯỢNG NGÀN
Thứ Sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2013
CHẦU BÉ BẮC LỆ LÀ AI
Chầu Bé Bắc Lệ. Chầu Bé vốn gốc người Nùng, dưới thời Lê Thái Tổ, chầu giáng sinh xuống miền Bắc Lệ, Lạng Sơn.
Chầu cũng là vị có công giúp dân, giúp nước. Có tài liệu cho rằng Chầu Bé tuy là một vị chầu bà người Nùng trên Lạng Sơn, nhưng chầu lại chính là do Mẫu Thượng Ngàn hóa thân, giúp vua Lê Thái Tổ trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh, và sau này được vua phong là Lê Mại Đại Vương. Vậy nên đôi khi Chầu Bé cũng được đồng nhất với Bà Chúa Sơn Trang. Chầu dạo chơi khắp chốn thắng cảnh hữu tình, dạy dân chúng trồng trọt chăn nuôi, lên rừng làm ruộng bậc thang, xuống sông suối đánh bắt cá tôm. Tương truyền, Chầu Bé có phép thần thông do Đức Thái Tổ ban quyền có thể lay núi chuyển ngàn, đôi lúc rong chơi chầu lấy tàu lá giả làm hàng bán để trêu đùa người trần gian. Tuy đành hanh sắc sảo nhưng chầu cũng hết sức nhân hậu, có việc dữ lành chầu đều mách bảo cho người trần.
Thứ Tư, ngày 25 tháng 9 năm 2013
ĐỀN VOI PHỤC
Ngày 20 tháng 9 năm 2013, đền Voi Phục – Thụy Khuê đã làm lễ Trấn trạch sau gần 3 năm Trùng tu. Dưới đây là một số hình ảnh của buổi lễ.
Thứ Bảy, ngày 21 tháng 9 năm 2013
ĐỀN MẪU KỲ ANH

Chủ Nhật, ngày 18 tháng 8 năm 2013
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN THỊ NGHI NHẬN HUÂN CHƯƠNG LAO ĐỘNG HẠNG BA
Sau buổi lễ trao Huân Chương Lao động Hạng ba cho Bà Nguyễn Thị Nghi, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doạn đã chụp ảnh chung với Bà Nguyễn Thị Nghi và một số đại biểu tham dự |
Thứ Ba, ngày 13 tháng 8 năm 2013
TỨ PHỦ LÀ GÌ – TAM PHỦ LÀ GÌ
Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ là một tín ngưỡng nằm trong của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Tứ phủ bao gồm:
- Thiên phủ (miền trời): Mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
- Nhạc phủ (miền rừng núi): Mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
- Thuỷ phủ (miền sông nước): Mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
- Địa phủ (miền đất): Mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
Tam phủ là hệ thống ba vị Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, và Mẫu đệ tam (không bao gồm Mẫu đệ tứ). Mẫu đệ tứ thường được thờ riêng. Riêng Tam phủ Thánh Mẫu gần như các đền đều thờ. Mẫu đệ tứ các đền thờ ít hơn và thường thờ nơi quàn các vong linh.
Chủ Nhật, ngày 11 tháng 8 năm 2013
CÁC BAN TRONG ĐIỆN THỜ THÁNH MẪU
Có 9 ban thờ trong điện thánh mẫu. Tuy nhiên các đền chỉ thờ một số ban. Các ban thường không thờ đủ các vị thánh.
1. BAN THỜ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
Ngọc Hoàng, vị Thánh cao nhất trong đạo Mẫu, có ban thờ riêng trong các đền và phủ. Đứng hai bên ngài là Quan Nam Tào và Quan Bắc Đẩu
2. BAN THỜ TAM TÒA THÁNH MẪU VÀ TỨ PHỦ THÁNH MẪU
Tứ phủ thánh Mẫu gồm:
- Mẫu đệ nhất Thuợng Thiên mặc áo đỏ
- Mẫu đệ nhị Thuợng Ngàn mặc áo xanh
- Mẫu đệ tam Thoải phủ mặc áo trắng
- Mẫu Địa
Thường 3 ngôi đầu được thờ tại một ban gọi là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Mẫu Địa được thờ riêng. Tam tòa Thánh Mẫu đều là hóa thân của 3 làn giáng trần của Mẫu Liễu Hạnh
CÔ CHÍN SÒNG SƠN
![]() |
Cung thờ Cô Chín – Đền Sòng Sơn |
Còn có truyền thuyết về cô : Cô là Tiên Nữ hầu Mẫu trong đền Sòng , quản cai chín giếng , cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam , sau về đến đất Thanh Hóa cảnh lạ vô biên , cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát , lấy gỗ cây sung làm nhà ,còn cây si thì cô mắc võng , nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ là Đền Cô Chín ở Thanh Hóa , cách đền Sòng Sơn khoảng 30km.Khi ngự đồng cô mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai , có khi cô máu quạt tiến Mẫu , múa cờ tiến Vua , cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa , rồi lại múa cánh tiên .Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật : Nón đỏ hài hoa vòng hồng để dâng cô đều được cô chứng minh .Ở một số địa phương đều thờ cô và tôn với các danh khác như Cô Chín Rồng , Cô Chín Suối nhưng chính đều là Cô Chín Sòng được thờ phụng.
TỨ PHỦ THÁNH CẬU
Là các vị Thánh với hình tượng nam niên thơ ấu, tinh nghịch, thường phù hộ cho bách gia bác nhân, nhất là các em nhỏ. Sự tích các Cậu thường theo môtip « Các hoàng tử thiên cung » theo lệnh Ngọc Hoàng giáng hạ hộ dân, dẹp giặc, dạy dân nghề nghiệp…. và về trời vào tuổi niên thiếu. Tứ Phủ Thánh Cậu gồm thập nhị vị (mười hai Thánh Cậu). Mười hai là con số tượng trưng bao quát . Thông thường người ta thường hầu các Cậu đại diện:
TỨ PHỦ CHẦU BÀ

QUAN HOÀNG MƯỜI LÀ AI
Ông Hoàng Mười hay còn gọi là Ông Mười Nghệ An. Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh, sau làm đến nguyên thần tam triều Lê gia, phong đến chức Khâm Sai Tiết Chế Thủy Lục Chư Dinh Hộ Vệ Thượng Tướng Quân. Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.
Quan ĐỆ NGŨ TUẦN TRANH
Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh. Hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong công hầu. Tại quê nhà, ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp, người thiếu nữ ấy vốn là vợ lẽ của quan huyện ở đó, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh “chồng chung”, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Vậy nên Quan Lớn Tuần Tranh vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan huyện kia biết chuyện, vu oan cho ông đã quyến rũ vợ mình. Quan Tuần Tranh bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây, ông đã tự sát mong rửa oan, chứng tỏ mình vô tội, ông hoá xuống dòng sông Kì Cùng. Về lại nơi quê nhà, ông hiện thành đôi bạch xà, thử lòng ông bà nông lão, sau đó được ông bà nông dân nuôi nấng như thể con mình. Nhưng khi quan phủ biết chuyện ông bà nông lão tậu gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và giết chết đôi rắn kia đi. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.