[R.I.P Pandit RAVI SHANKAR 2012] – Prof.Tran Van Khe with deeply condolence from Vietnam (part 2)
Ajoutée le 14 déc. 2012
25/06/2015 11:20
NSND Kim Cương tâm sự bà học được rất nhiều bài học quý cho cuộc đời, sự nghiệp của mình từ GS-TS Trần Văn Khê. Không có vở tuồng nào của Kịch nói Kim Cương mà ông không đến xem mỗi khi về thăm quê hương.
« Sự ra đi của anh Khê là một mất mát lớn với tôi và số đông anh em văn nghệ sĩ cùng đồng tâm gìn giữ truyền thống âm nhạc dân tộc mà ông cha để lại. Tôi mất đi một người anh tinh thần, một người thầy tận tâm, một người bạn chí cốt” – NSND Kim Cương buồn bã.
NSND Lệ Thủy đau buồn khi nghe tin GS-TS Trần Văn Khê qua đời, bà xúc động nghẹn ngào nói: « Tôi nhớ khi bác Khê đến xem vở Tô Ánh Nguyệt, có góp ý tôi cảnh thêu áo gối cho con trai phải để ý đến mũi nhọn của đầu kim. Dù là ước lệ nhưng phải thật tinh tế, khán giả sẽ thương hơn khi thấy cảnh cô Nguyệt thêu áo gối cho đám cưới của con trai không nhìn cô là mẹ, thi thoảng mũi kim đâm vào ngón tay, cô Nguyệt lại giật mình chua xót. Bác Khê tỉ mỉ lắm! Đến dự sinh nhật bác, tôi ca lại câu vọng cổ trong vở Tô Ánh Nguyệt, bác đáp lại ngay bài Ú Liu Ú Xáng, lời mới viết rất sinh động tươi vui. Bác Khê sẽ mãi trong tim tôi và hàng ngàn khán giả mộ điệu đã yêu mến, xem bác Khê là đại diện cho ý chí bảo tồn vốn quý của dân tộc mà ngày nay thế giới đã vinh danh là những di sản bất di, bất dịch của nhân loại”.
Một trong những nghệ sĩ cải lương « gạo cội » từng có duyên gặp gỡ và làm việc cùng GS-TS Trần Văn Khê là NSND Ngọc Giàu. Nữ nghệ sĩ này bộc bạch bà vinh dự vì đã nhiều lần được « anh Hai Khê » đàn kìm cho bà ca. Mới đây thôi, vào sinh nhật của ông, bà cùng một số nghệ sĩ khác đã có mặt đàn hát lại bài « Dạ cổ hoài lang”.
« Biết bao kỷ niệm ùa về trong tôi khi hay tin anh trút hơi thở cuối cùng! Anh không mất đi mà đã về với đất mẹ thiêng liêng. Thay cho lời vĩnh biệt, tôi nâng niu bài thơ anh đã tặng riêng cho tôi:
“Một lòng nhớ mãi lời ca
Ngọc Giàu ngời sáng lụa nhung trãi đường
Theo nghề nuôi dưỡng gia đình
Thủ Thiêm ngời sáng hiếu chung vẹn tình” (Trần Văn Khê 7-2013)
và xin thêm vào một đoạn cuối:
“Vĩnh Kim chí khí hào hùng
Anh Khê sống mãi muôn trùng núi sông
Cả đời nặng nợ đờn ca
Sống như anh mãi điểm tô cho đời” (NSND Ngọc Giàu 6-2015).
NSƯT Út Bạch Lan bàng hoàng khi hay tin người anh cả của sân khấu cải lương đã qua đời. Bà khóc và kể lại những kỷ niệm về ông: “Hồi đó mỗi khi ghé thăm anh Hai, nhìn 10 đầu ngón tay bị kim tiêm đâm nát vì mỗi sáng phải tự chích vào đầu ngón tay để lấy máu thử lượng đường trong người, rồi uống thuốc, tôi đau lòng biết bao. Anh Hai của chúng tôi sống rất kiên cường, dù bệnh tật vẫn nỗ lực vượt qua, không than vãn. Hồi tôi thực hiện chuyên đề sân khấu tại Nhà hát Hòa Bình, đêm đó anh Hai đến xem và lên sân khấu nói về giọng ca của tôi khiến má tôi có mặt tại đó hết sức xúc động. Gần gũi, dung dị và mộc mạc, anh Hai luôn đồng hành với thế hệ nghệ sĩ chúng tôi, phân tích cặn kẽ, động viên thấu đáo »
NSƯT Hữu Quốc và GSTS Trần Văn Khê năm 2000
NSƯT Hữu Quốc cũng vậy, anh nâng niu bức ảnh mà 15 năm trước khi anh biểu diễn trong một chương trình vinh danh NSND Phùng Há, GS-TS Trần Văn Khê đã đến xem và thăm hỏi, động viên các thế hệ nghệ sĩ trẻ vừa được trao giải thưởng HCV Trần Hữu Trang.
Nghệ sĩ Quyền Linh tự hào vì là người đồng hương với GS-TS Trần Văn Khê: “Bác Khê đến xem đêm Tự tình quê hương của NSND Bạch Tuyết, lúc đó tôi đóng vai Mẫn Đạt trong trích đoạn Đời cô Lựu. Bác Khê vào hậu trường thăm hỏi các nghệ sĩ và tôi có được bức ảnh thân thương này. Bác Khê không mất đi trong lòng công chúng ngưỡng mộ tài năng bởi nhân cách và những cống hiến mà bác để lại cho đời, cho âm nhạc dân tộc và sân khấu cải lương”.
NSƯT Thành Lộc cũng không quên khi GS – TS Trần Văn Khê đến xem vở kịch “Bí mật vườn Lệ Chi” do anh đạo diễn tại sân khấu kịch IDECAF, ông đã khóc và ôm lấy NSƯT Thành Lộc như một lời động viên chân thành. Anh không quên kỷ niệm đẹp đó!
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM và Gia đình vô cùng đau đớn báo tin:
Giáo sư-Tiến sĩ Trần Văn Khê sinh ngày 24 – 7 – 1921 tại làng Vĩnh Kim, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang).
+ Nguyên Giám đốc Nghiên cứu, Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của nước Cộng hòa Pháp.
+ Thành viên Hội đồng Quốc tế Âm nhạc của UNESCO, 10 năm liền là Chủ tịch Ban tuyển chọn Quốc tế của Diễn đàn âm nhạc Châu Á.
+ Viện sĩ Thông tấn Viện hàn lâm Khoa học, Văn Chương và Nghệ thuật Châu Âu.
Sau một thời gian bị bệnh nặng, mặc dù đã được bệnh viện và gia đình tận tình cứu chữa và chăm sóc nhưng do tuổi cao, sức yếu đã từ trần vào lúc 2 giờ 55 phút, ngày 24 – 6 (nhằm ngày mùng 9 tháng 5 năm Ất Mùi), hưởng thọ 94 tuổi.
Lễ viếng sẽ bắt đầu từ 12 giờ trưa ngày 26 – 6. Lễ truy điệu và lễ động quan được bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng, ngày 29 – 6. Ngay sau lễ động quan, linh cữu sẽ được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Ông sinh ngày 24 – 07 -1921, trong một gia đình bốn đời là nhạc sĩ. Cả hai bên nội ngoại của Trần Văn Khê đều có nhiều người thạo chơi nhạc, viết nhạc.Trần Văn Khê từ sáu tuổi biết đàn kìm (đàn nguyệt), tám tuổi biết đàn cò (đàn nhị), mười hai tuổi biết đàn tranh và đánh trống nhạc.
Sau khi hoàn thành xuất sắc chương trình tú tài vào năm 1941 tại Sài Gòn, Trần Văn Khê nhận học bổng của chính phủ thuộc địa ra Hà Nội học đại học y khoa (1941-1944). Chính vào thời gian này đã hình thành mối tâm giao về âm nhạc, về trách nhiệm của thanh niên với nước nhà giữa ông với sinh viên – nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, người bạn học của ông ở trường trung học Trương Vĩnh Ký Sài Gòn.
Năm 1949, Trần Văn Khê sang Pháp với nhiệm vụ phóng viên, từ đó bắt đầu quá trình học tập và làm việc lâu dài tại Pháp. Ông đã tốt nghiệp Trường Chính trị Paris, Khoa quan hệ Quốc tế vào năm 1951.Vì bị bệnh nặng ông phải nằm bệnh viện suốt ba năm sau đó. Ngay sau khi ra viện, Trần Văn Khê đã theo học Khoa âm nhạc Đại học Paris và tháng 6 năm 1958 trở thành người Việt Nam đầu tiên đậu bằng Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc tại Đại học Sorbonne hạng Tối ưu với lời khen ngợi của hội đồng chấm thi. Luận án Tiến sĩ của Trần Văn Khê với đề tài “ Âm nhạc truyền thống Việt Nam” trong đó nhấn mạnh đến âm nhạc Cung đình Huế và Âm nhạc Tài tử miền Nam.
Từ sau khi đậu bằng Tiến sĩ về Âm nhạc học, Trần Văn Khê đã liên tục hoạt động và có nhiều cống hiến trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, quảng bá âm nhạc dân tộc tại Pháp và hơn 20 trường đại học của các quốc gia trên thế giới:
+ Thành lập Trung tâm Học nhạc Đông phương tại Paris chuyên dạy các môn âm nhạc truyền thống châu Á theo phương pháp truyền khẩu và truyền ngón (năm 1959). Tại đây, Trần Văn Khê làm nhiệm vụ Giám đốc Nghệ thuật và chuyên dạy Đờn ca Tài tử ( tranh, kìm, cò) với sự cộng tác của hai con là Trần Quang Hải và Trần Thị Thủy Ngọc. Suốt 30 năm, Trung tâm này đã đào tạo được trên 150 sinh viên Pháp và các nước am hiểu về nhạc tài tử Việt Nam.
+ Làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp từ chức vụ khởi đầu là tùy viên đến Giám đốc Nghiên cứu với chuyên ngành Ngôn ngữ Âm nhạc Việt Nam, đặc biệt trong Đờn ca Tài tử và các cách chuyển hệ (Metabole); So sánh âm nhạc Đờn ca Tài tử với âm nhạc thính phòng của nhiều nước khác ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ.
+ Với sự trợ giúp quốc tế, đã xuất bản (gần như đầu tiên) 1 đĩa hát về nhạc Cung đình Huế và 1 đĩa hát về âm nhạc tài tử miền Nam – trong đĩa đó có bài Tứ đại oán và bài Vọng cổ.
+ Với chức vụ Nhà nghiên cứu âm nhạc quốc tế, Trần Văn Khê đã được mời giảng dạy nhạc học trong chuyên khoa Dân tộc nhạc học của Đại học Sorbonne Paris và nhiều đại học trên thế giới. Từ những năm 1968-1972 đặt trọng tâm nghiên cứu các kịch nghệ châu Á như: Kinh kịch của Trung Quốc; Nôh, Kabuki của Nhật Bản; Pansori (Triều Tiên); hát Chèo, hát Bội, hát Cải lương của Việt Nam.
+ Đã có trên 200 bài viết về Âm nhạc Việt Nam và âm Nhạc châu Á được đăng trong các tạp chí chuyên môn của nhiều nước, đặc biệt là những bài viết của Trần Văn Khê cho tờ Courrier de L’Unesco được dịch ra 14 ngôn ngữ khác nhau.
+ Đã thực hiện 25 đĩa hát 33 vòng và CD về Âm nhạc Việt Nam và vài nước châu Á để phổ biến trên thế giới.
+ Cố vấn đặc biệt cho Ủy ban Thành lập hồ sơ về Đờn ca Tài tử để gửi UNESCO (đã góp ý sửa chữa một cách chính xác các cuộn phim về Đờn ca Tài tử của Hồ sơ và cung cấp cho Ủy ban Hồ sơ những đĩa hát mang nhãn hiệu Unesco trong đó có nhiều tiết mục Đờn ca Tài tử).
Từ năm 2006, Giáo sư-Tiến sĩ Trần Văn Khê về ở hẳn trong nước. Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã bố trí căn nhà 32 Huỳnh Đình Hai quận Bình Thạnh để ông sống, làm việc trong những năm cuối đời.
Tại đây, với rất nhiều tư liệu nghiên cứu quí giá bằng sách, sổ ghi chép và băng dĩa, Trần Văn Khê đã cùng các cán bộ của ngành văn hóa thành phố Hồ Chí Minh và những người cộng sự gần gũi xây dựng Thư viện Trần Văn Khê phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu âm nhạc dân tộc; đã cùng các cộng sự tổ chức hàng trăm buổi biểu diễn, nói chuyện, giao lưu với công chúng – nhất là công chúng trẻ về âm nhạc dân tộc Việt Nam với nhiều loại hình đặc trưng cho các vùng miền; đã tiếp đón nhiều nhân vật chính trị, văn hóa, ngoại giao của Việt Nam và các nước. Nơi ở của ông gần 10 năm qua đã thực sự trở thành một địa chỉ văn hóa quen thuộc, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người trong và ngoài nước..
Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê đã được tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng của thế giới và Việt Nam vì tài năng và những đóng góp về âm nhạc dân tộc mang tính quốc tế :
Trước 1975:
+ Huân chương Bội tinh hạng I.
+ Văn hóa Bội tinh hạng I.
Sau năm 1975:
+ Giải thưởng UNESCO – CIM về Âm nhạc (1981).
+ Huân chương Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hóa Pháp (1991).
+ Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Văn chương Nghệ thuật Châu Âu (1993).
+ Giải thưởng Âm nhạc quốc tế Koizumi Fumio của Nhật Bản (1994).
+ Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm của Bộ Giáo dục Pháp (1999).
+ Huân chương Lao động Hạng Nhất của Việt Nam (1999).
+ Giải thưởng Vinh danh nước Việt (2003).
+ Giải thưởng Đào Tấn (2005).
+ Giải thưởng Quốc tế của San Francisco “Đã cống hiến trọn đời cho việc nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam” .
+ Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh (2013).
+ Huy hiệu thành phố Hồ Chí Minh (2013).
Ông sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921tại Mỹ Tho, và từ giã cõi đời vào ngày 24 tháng 6 năm 2015 tại Sài Gòn, hưởng thọ 94 tuổi.
Gia thế của Trần Văn Khê đặc biệt, bốn đời của hai phía nội và ngoại đều sản sinh những nhạc công, nhạc sĩ tài hoa về âm nhạc cổ truyền. Ông là anh ruột của nghệ sĩ “quái kiệt” Trần Văn Trạch nổi tiếng trước 1975.
Từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, thai nhi Trần Văn Khê đã nghe tiếng sáo, tiếng tiêu của các ông cậu thổi khi mẹ của ông về quê ngoại trong thời gian dưỡng thai. Khi lọt lòng và lớn lên thì cậu bé lại về phía nội và được nghe ông nội đàn tì bà, cha đàn độc huyền, cô đờn tranh, trong một khung cảnh đầy âm nhạc cổ truyền. Cho nên Trần Văn Khê lúc 6 tuổi biết đờn kìm, 8 tuổi biết đờn tranh, 12 tuổi biết đàn tranh và đánh trống nhạc.
Khi học tiểu học trường Pháp, Trần Văn Khê cũng học thêm chữ Hán với một nhà thơ.Ông là học sinh giỏi trường trung học Petrus Ký, năm nào cũng lãnh phần thưởng.
Đậu tú tài 1 năm 1940, tú tài 2 năm 1941, học đại học y khoa Hà Nội, trong lúc còn là sinh viên, ông thường sinh hoạt âm nhạc với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Năm 1949, Trần Văn Khê sang Pháp du học lúc đó 28 tuổi và ông vừa đi làm vừa đi học. Ông chơi nhạc cổ truyền cho một số quán ăn tại Paris để kiếm sống. Tháng 8 năm 1951, ông bị bệnh nặng vào nằm nhà thương suốt 3 năm 2 tháng.
Trong thời gian nằm nhà thương ở Paris, Trần Văn Khê có cơ hội đọc rất nhiều sách tại thư viện và kiến thức mở mang rất nhiều.
Khi khỏi bệnh thì từ năm 1954 cho đến năm 1958, ôngchuyển sang học môn nhạc học và chuẩn bị trình luận án tiến sĩ dưới sự đỡ đầu của một số giáo sư người Pháp.
Tháng 6 năm 1958, Trần Văn Khê đậu bằng Tiến sĩ Văn khoa, môn Nhạc học. Luận án tiến sĩ của ông là: Âm Nhạc Truyền Thống Việt Nam và thêm 2 đề tài phụ là Khổng Tử Và Âm Nhạc và Vị Trí Âm Nhạc Trong Xã Hội Việt Nam.
Năm 1959, ông sáng lập Trung Tâm Nghiên Cứu Nhạc Đông Phương, giữ chức Giám đốc học vụ và Giáo sư Nhạc Việt Nam.
Từ lúc đậu Tiến sĩ Nhạc học năm 1958, ông bắt đầu nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam với đề tài “Đối chiếu nhạc cụ, nhạc lý và ngôn ngữ âm nhạc các nước Châu Á”.
Ông vào thư viện tìm thư mục, nghe các băng nhạc trong bảo tàng viện và đi điền dã tự chụp hình và ghi âm để làm bản kết quả hàng năm và mỗi năm phải viết mấy bài trong các tạp chí chuyên môn về âm nhạc cổ truyền. Ông cũng giảng dạy tại các trường đại học và đọc tham luận tại các hội nghị quốc tế về âm nhạc cổ truyền.
Trong hơn 27 năm làm việc, giáo sư Trần Văn Khê đã viết 200 bài nghiên cứu bằng tiếng Pháp, đã dự hơn 200 hội nghị quốc tế gồm 67 nước trên thế giới.
Ông đã tự ghi âm 600 giờ âm nhạc khi trao đổi với các nghệ nhân và nghệ sĩ Việt Nam, thực hiện 15 đĩa hát về âm nhạc truyền thống Việt Nam, trong đó có 4 đĩa được giải thưởng của Viện Hàn Lâm Pháp. Ông thực hiện nhiều đoạn phim về dân tộc nhạc học của các nước như cổ cầm của Trung Quốc, đàn tranh của Việt Nam.
Ngoài ra giáo sự Trần Văn Khê đã dạy môn âm nhạc cổ truyền trong trung tâm nghiên cứu nhạc Đông Phương, đỡ đầu cho nhiều sinh viên trình luận án tiến sĩ về âm nhạc truyền thống Châu Á và Châu Phi. Ông được mời làm giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học khắp thế giới về đề tài âm nhạc cổ truyền.
Những năm cuối đời ông trở về Việt Nam an hưởng tuổi già nhưng vẫn tiếp tục truyền bá kiến thức về âm nhạc cổ truyền cho thế hệ trẻ.
Theo cuốn hồi ký Đãi Cát Tìm Vàng ông cho biết có vài học trò ờ hải ngoại như Trần Quang Hải là con trai đầu lòng, Nguyễn Thuyết Phong ở Pháp, Lê Tuấn Hùng ( Úc) , Phạm Đức Thành ( Canada), Phạm Văn Kỳ Thanh ( Hoa Kỳ).
Ngoài ra còn có một số môn sinh của ông ở trong nước đã trờ thành những nhà nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc cổ truyền tại các đại học Việt Nam.
Ông cũng có thêm một số môn sinh là người ngoại quốc nay trở thành những nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc nổi tiếng thế giới.
Cả cuộc đời giáo sư Trần Văn Khê chỉ có một công việc đam mê: nghiên cứu, giảng dạy, quảng bá giá trị đặc sắc của âm nhạc cổ truyền Việt Nam và góp phần vinh danh giá trị đó ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Người ta coi ông là một thư viện sống, một bách khoa toàn thư về âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Ông là người đã có công góp sức rất lớn vào việc thẩm định hồ sơ nhã nhạc cung đình Huế và hồ sơ cồng chiêng Tây Nguyên.
Ông đã chứng minh được những nét đặc sắc của hai loại hình nghệ thuật này. Không lâu sau đó, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.
Những ai có dịp được nghe giáo sư Trần Văn Khê nói về cội nguồn âm nhạc dân tộc, mới cảm được hết cái tình của một người nhạc sĩ suốt đời say mê nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến âm nhạc truyền thống Việt Nam. Hiếm có một vị giáo sư nào mà vừa có thể thuyết giảng, về chèo, tuồng, cải lương, hát bài chòi, hò Huế, hò lục tỉnh… lại vừa đàn, vừa ca rất hay, gây hấp dẫn cho người nghe giống như ông.
Ông mất đi nhưng để lại cả một gia tài đồ sộ là bao nhiêu tài liệu về âm nhạc cổ truyền của Việt Nam và các dân tộc châu Á, châu Phi mà ông đã nghiên cứu và sưu tầm suốt mấy chục năm từ ngoại quốc cho đến quê nhà.
Trần Chí Phúc / SBTN
TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Giáo sư Trần Văn Khê vừa từ trần hồi 020h55 ngày 24 tháng 6 năm 2015 (tức ngày 09/05 Ất Mùi) tại bệnh viện nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh. hưởng thọ 94 tuổi. Thầy là nhà giáo giảng dạy và nghiên cứu nổi tiếng về âm nhạc cổ truyền và văn hóa Việt Nam, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốctế UNESCO, giáo sư Đại học Sorbonne Pháp, tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp. Thầy có công lớn trong quảng bá âm nhạc dân tộc, văn hóa Việt Nam ra thế giới. (Giào sư Trần Văn Khê khai đàn Nguyên đán Ất Mùi tại tư gia. Ảnh VnExpress)
Theo VnExpess.net “đúng bản di nguyện do Giáo sư lập ra, thi hài Giáo sư được quàn tại tư gia đường Huỳnh Đình Hai, Bình Thạnh. Lễ tang của ông cũng diễn ra ở tư gia. Lễ nhập liệm diễn ra vào 10h ngày 26/6. Lễ viếng bắt đầu từ 12h trưa ngày 26/6 và kéo dài đến hết ngày 28/6. Lễ động quan diễn ra vào 6h sáng 29/6. Sau đó, linh cữu ông được đưa đi hỏa táng tại Nghĩa trang Hoa Viên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM và gia đình cùng đứng ra tổ chức tang lễ cho Giáo sư Khê. Con trai trưởng của ông là Giáo sư Trần Quang Hải làm chủ tang. Hiện tại, Giáo sư Trần Quang Hải đang gấp rút trở về TP HCM từ một hội nghị quốc tế ở nước ngoài …”.
GS TRẦN VĂN KHÊ CUỘC ĐỜI VÀ DI SẢN
Trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia đang cập nhật thông tin về GS Trần Văn Khê.
Tiểu sử
Trần Văn Khê sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, Tiền Giang) trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc cổ truyền. Năm lên 6 tuổi ông đã được cô (Ba Viện) và cậu (Năm Khương) dạy đàn kìm, đàn cò, đàn tranh[2], biết đàn những bản dễ như “Lưu Thuỷ”, “Bình Bán vắn”, “Kim Tiền”, “Long Hổ Hội”. Ông nội ông là Trần Quang Diệm (Năm Diệm), cha ông là Trần Quang Chiêu (Bảy Triều), cô là Trần Ngọc Viện (tức Ba Viện, người đã sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban), đều là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Cụ cố ngoại ông là tướng quân Nguyễn Tri Phương[3]. Ông ngoại ông là Nguyễn Tri Túc, cũng say mê âm nhạc, có ba người con đều theo nghiệp đờn ca[4]. Một trong số đó Nguyễn Tri Khương, thầy dạy nhạc và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng. Riêng mẹ ông là Nguyễn Thị Dành (Tám Dành), sớm tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 và bị thương rồi mất trong năm đó[5]. Cha ông vì thương nhớ vợ nên qua đời năm 1931. Ông có một người anh họ ngoại (con ông Nguyễn Tri Lạc) là nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca[5].
Mồ côi từ rất sớm, mẹ mất năm 9 tuổi, cha mất năm 10 tuổi, nên ông cùng với hai em là Trần Văn Trạch (về sau là một ca sĩ nổi tiếng, có biệt danh Quái kiệt), Trần Ngọc Sương được cô Ba Viện nuôi nấng. Cô Ba Viện rất thương, cho anh em ông đi học võ, học đàn kìm.
Năm 10 tuổi, Trần Văn Khê đậu tiểu học, sang Tam Bình, Vĩnh Long nhờ người cô thứ năm nuôi. Đến đây Trần Văn Khê được học chữ Hán với nhà thơ Thượng Tân Thị. Trong kỳ sơ học năm 1934 tại Vĩnh Long được đậu sơ học có phần Hán Văn. Cả tỉnh chỉ có Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đậu bằng chữ Hán.
Năm 1934, ông vào trường Trung học Trương Vĩnh Ký, được cấp học bổng. Học rất giỏi, năm 1938 ông được phần thưởng là một chuyến du lịch từ Sài Gòn đến Hà Nội, ghé qua Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế. Nhờ đậu tú tài phần nhất năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941, ông được đô đốc Jean Decoux thưởng cho đi viếng cả nước Campuchia xem Chùa Vàng, Chùa Bạc tại Nam Vang, viếng Đế Thiên Đế Thích. Khi về Việt Nam, nhờ thầy Phạm Thiều giới thiệu, ông được Đông Hồ tiếp đãi, dẫn đi chơi trong một tuần.
Thời gian này, ông cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của hội SAMIPIC. Ông là người chỉ huy hai dàn nhạc đó.
Năm 1942, Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa. Tại đây, cùng với Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấng (nay đổi thành Phạm Hữu Tùng), Nguyễn Thành Nguyên, hoạt động trong khuôn khổ của Tổng hội Sinh viên. Do thể hiện một trình độ cảm nhạc xuất sắc, ông được cử làm nhạc trưởng của giàn nhạc trường, nhân giới thiệu những bài hát của Lưu Hữu Phước. Ông còn tham gia phong trào “Truyền bá quốc ngữ” trong ban của GS Hoàng Xuân Hãn, “Truyền bá vệ sinh” của các sinh viên trường Thuốc, và cùng các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng tổ chức những chuyến “đi Hội đền Hùng“, và đi viếng sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, đền Hai Bà.
Năm 1943, ông cưới bà Nguyễn Thị Sương, và sau đó có nhiều sự kiện làm Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở về miền Nam. Con trai ông là Trần Quang Hải, sinh năm 1944, sau này cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam danh tiếng. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến một thời gian rồi về vùng Pháp kiểm soát cuối năm 1946.
Ông sang Pháp du học từ năm 1949. Hè năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị Khoa giao dịch quốc tế. Cho đến năm 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone và André Schaeffner. Tháng 6 năm 1958, ông đậu Tiến sĩ Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne. Luận văn của ông có tên: “LaMusique vietnamienne traditionnelle” (Âm nhạc truyền thống Việt Nam).
Từ năm 1963, ông dạy trong Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương, dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc học Paris (Institut de Musicologie de Paris). Ông là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế khác; là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức (International Institute for Comparative Music Studies)[6].
Ông đã đi 67 nước trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Sau 50 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp, năm 2006, ông chính thức trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam. Ông cũng là người đã hiến tặng cho Thành phố Hồ Chí Minh 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.
Sau một thời gian bị bệnh, ông qua đời vào khoảng hai giờ sáng ngày 24 tháng 6 năm 2015 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh[7].
Gia đình
GS Trần Văn Khê có bốn người con: Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh hiện là kiến trúc sư ở TP Hồ Chí Minh), Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học ở Paris[8].
Người vợ đầu của ông Trần Văn Khê là bà Nguyễn Thị Sương (1921-2014). Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, do hoàn cảnh, hai người không còn sống với nhau nữa. Năm 1960, bà Sương và ông Trần Văn Khê ly dị[9]. tuy nhiên sau này vẫn coi nhau là bạn[10]. Sau đó ông có những người phụ nữ khác. Ông nói: “Đa tình thì có thể nhưng rất may là tôi không phải là người bạc tình và cũng chưa bao giờ cùng lúc có hai ba người. Chỉ có người này đi qua người khác đến. Cũng chưa có người phụ nữ nào oán trách tôi, khi chia tay chúng tôi đều giữ lại được tình bạn.”[11]. Mấy chục năm cuối đời ông sống một mình.
Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, người con gái út của ông Trần Thị Thủy Ngọc chưa ra đời. Sau này, năm 1961 Trần Quang Hải (trưởng nam) sang Pháp, tới năm 1969 đến lượt Thủy Ngọc (con gái út) sang Pháp ở với cha. Còn Trần Quang Minh và Thủy Tiên ở lại Việt Nam, sống với mẹ[12].
Hội viên
Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc trong nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc và trên trường quốc tế:
Giải thưởng
Tham khảo
Từ khóa (Thể loại)
NGƯỜI HIỀN ĐI XA TIẾNG THƠM CÒN MÃI
GS Trần Văn Khê người Thầy nhạc Việt. Thầy là một trong những người chính yếu giữ ngọn lửa thiêng âm nhạc cổ truyền dân tộc Việt của thế hệ chúng ta. Những khúc dân ca Nam Bộ mát rượi lòng người, những điệu lý ngựa ô, lý qua cầu, điệu lý thương nhau là lời tình tự dân tộc vượt lên nghèo khó, chia cắt, khổ đau để đi đến bến bờ tự do hạnh phúc. Xin kính cẩn dâng Người một nén tâm hương.
Hoàng Kim
Tin mới cập nhật
Lễ phát tang GS Trần Văn Khê lúc 10g sáng 26-6 (Tuổi Trẻ)
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời (VnExpress)
Cuộc đời, sự nghiệp của GS.TS Trần Văn Khê qua ảnh Alobacsi.vn
Một tên tuổi lớn của âm nhạc Việt Nam và thế giới đã ra đi (Nhân Dân)
PGS Đặng Hoành Loan: Nên có một bảo tàng mang tên GS Trần Văn Khê (xaluan.com)
Vĩnh biệt thầy GS.TS Trần Văn Khê – người truyền lửa (Tuổi Trẻ)
Mời bạn nghe sách nói Hồi ký Trần Văn Khê phần 1 (Tuổi Trẻ)
Mời bạn xem phim Trần Văn Khê – Người truyền lửa (Tuổi Trẻ)
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời: Một cuộc đời viên mãn… (Tuổi Trẻ)
Cha con GS Trần Văn Khê hòa đàn sau 36 năm (Tuổi Trẻ)
Nhà Trần Văn Khê ở Sài Gòn (Tuổi Trẻ)
Hồi ký Trần Văn Khê: Kỳ 2 – Lập gia đình (Tuổi Trẻ)
GS Trần Văn Khê qua ống kính Nguyễn Á
Giáo sư Trần Văn Khê – cuộc đời tận hiến cho nhạc dân tộc (VnExpress)
Đời hoạt động nghệ thuật của Giáo sư Trần Văn Khê qua ảnh
Giáo sư Trần Văn Khê qua đời – (BBC Tiếng Việt)
Giáo sư Trần Văn Khê ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn (Thanh Niên)
Giáo sư Trần Văn Khê muốn nghe lại tiếng đàn tranh trước lúc ra đi (Thanh Niên)
trong>Bài viết mới
Gia phả nhà họ Lương với nhánh họ Trần
Bản/Version 52 (Unicode VN)
Sau bản 40, có hình. Bản 48, đổi trọn nhánh họ Trần theo tài liệu.
Bắt đầu năm 2003, bản 52 làm ngày 31.08.2006.
Lời nói đầu của người ghi (Lương Cần Liêm, con của Lương Phán) :
Như vậy, một số tên người có thể có hai « cách » viết, hoặc một người hai tên.
HI : Người họ Lương (không biết tên) làm Quan-Toà, chống Triều Đình, từ tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc- Huyện Thương Phan Như, sang cập bến tại làng Thới Thuận (dân gọi là Vũng Luôn), huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre (đầu thế kỷ 19). Trở về quê chết. Chôn tại Phún- Dzùi, tỉnh Phước-Kiến.
H2 : Con Lương Cấm (đọc theo chữ nho, nghĩa là Kim). Chết chôn tại Giồng-giếng, quận Bình Đại, tỉnh Bến-Tre. Vợ tên Nguyễn Thị Vẹn, người Bình Đại, có bà con với một nhánh gọi là « Hai Đấu » (phải nghiên cứu thêm tại địa-phương).
H3 : Hai con gái đầu (Thứ hai và thứ ba) (chết).
Thứ 4 : Lương Kim dit Xồi (Xồi, tiếng Quảng Đông nghĩa là Tài). Sanh Bến-Tre 1891 – tử Sàigon 07.11.1960. Thời thuộc địa Pháp, mổi năm phải đống thuế gọi là thuế-thân là mổi năm phải khai tên lại. Hai ông biện-xá ghi sau là Lương Kiêm dit Tài, nhưng Cụ luôn luôn ký tên mình là Kim.
Thứ 5 : Lương Lình. Tại Mỹ-Tho, ông cho một nhát búa bửa củi vào đầu một tên người Pháp có vợ Việt-nam chửi xúc phạm cả dân-tộc Việt-Nam. Bị mật thám ruồn, ông đổi giấy thuế thân tên là Lê Văn Chí và trốn sang Miên – Kampuchea – làm đồn điền, vợ tên Nguyễn Thị Vang.Ông có mở trường tên « Le Progrès » (Tiến Bộ) đường Pasteur, ở Pnom-Penh. Có 6 người con tên là :
Gia-đình Hứa : Ông Hứa Minh, Bà Lưu Mỹ Quỳnh. Các con là : Hứa Lê Linh (mất năm 2000), Liza, Vi-Van, Vi-Vo (Hui Man), Thuận (mất 1982), Đại (mất 2000).
Sau khi vợ thứ nhất Nguyễn Thị Nương qua đời, Ông Lương Kiêm có vợ thứ nhì, tên Trần Thị Hạnh.
* Vợ thứ nhất, tên Nguyễn Thị Nương, con của ông cả Nguyễn Viết Thanh, làng Thiền Đức, Long-Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Có 2 con gái :
1 Lương Thị Mụi (thứ hai) (chết sau ông Lương Kiêm).
2 Lương Thị Ngoạn (thứ ba) (chết trước ông Lương Kiêm).
Bà Nguyễn Thị Nương là thứ 5. Thứ 6 là Nguyễn Viết Cảnh, dược-sĩ ở Vĩnh-Long và thứ 7 là Nguyễn Viết Ngươn, dược-sĩ ở Sa-Đéc, cả hai học dược tại Bordeaux và cả hai có vợ người Pháp vùng Bordeaux. Bà có anh là Nguyễn Viết Liêm, Đốc-Phủ-Sứ tỉnh Vĩnh-Long.
* Sau khi vợ qua đời, Ông Lương Kiêm có vợ tên Trần Thị Hạnh (tên trong là Tư Kiểu) (sanh 1905 -Ất Tỵ, tử Sàigòn-18.07.1952, 27 tháng 5 nhuần, năm Nhâm Thình). Bị hứa hôn lúc 16 tuổi, mồ côi mẹ và có mẹ ghẻ, nhờ bà Bảy Triều, mẹ Trần Văn Khê, dạy nội trợ đến ngày cưới. Làm đám cưới tại Mỹ-Tho lúc bà được 17 tuổi.
Ông Trần Khoan Hậu quen ông Lương Kiêm làm trưởng « nhà dây thép » (bưu-điện) khai trương năm 1922 tại quận Phước Long, thấy ông góa vợ sớm với hai con nhỏ nên xin gả con gái thứ tư. Từ đó, những con của ông Lương Kiêm và bà Trần Thi Hạnh đồng gọi Mẹ là « Mợ » giống như Chị Hai Mụi và Chị Ba Ngoạn trong tinh thần bình đắng giữa các con. Ông Bà ra làm ruộng để tăng quê lợi sau những năm khủng bách của kinh tế toàn cầu vào năm 1930. Sau vài năm được mùa, ông bà Lương Kiêm sáng lập vào khoảng năm 1935, hãng nước mắm « Đồng Hương » tại Cần-Thơ. Đây cũng là cơ-sở sinh-họat có tính cách giúp dân. Trước đó, ông bị bắt tại Rạch-Giá trong phong-trào năm 1930. Một lần sau, bị một người xấu có quyền chức tên Ưng Bảo Toàn (kỹ-sư canh-nông học ở Pháp, vợ người Pháp) tổ-chức bắt, cáo gian và định thủ-tiêu để cướp hãng Đồng Hương. Hãng ngưng hoạt-động vào năm 1961-62. (Đồng Hương – người cùng xứ – cũng có thể dịch ra tiếng Pháp-Anh/Mỹ là compatriote– compatriot).
Nhánh họ của Bà Trần Thị Hạnh, vợ Ông Lương Kiêm.
Ông Bà đầu nhánh (không biết tên) ở Vĩnh Kim (Chợ Giữa), tỉnh Tiền Giang. Theo Hồ Hữu Tường, ông tên là Trần Quang Thọ, nhạc quan Triều đình Huế, di cư vào Nam và lập gia đình tại làng Vĩnh Kim. Có thể Cụ Trần Quang Thọ đi cùng với Cụ Phan Thanh Giãn sang Pháp điều đình với Napoléon III, sau khi mất 6 tỉnh (Lục Tỉnh).
Ông Bà có 7 người con :
1.ông hai Trần Văn Tình, 2.ông ba Trần Văn Bình, 3.thứ tư mắt sớm, 4.ông năm Trần Văn Diện hay Trần Quang Diệm, 5.bà sáu Trần Thị Diệu, 6.bà bảy Trần Thị Dư,
Đầu thế kỷ 20, khi Pháp khai phá đồng bằng sông Cữu Long và mở một số kinh, bà con gia-đình ở Bến-Tre và Vĩnh Long di-cư xuống miền tây.
Trần Khoan Hậu là thầy thuốc bắc, dọn nhà về làng Long Bình, quận Long-Mỹ (tục gọi là Trà Bang), tỉnh Rạch-Giá (bây giờ Cần-Thơ). Hương cả làng Long Bình. Chôn ở tại đó.
(Gọi là Dì Sáu vì Dì Trần Thị Màng trở thành con nuôi Ông Tư Thú, nên Trần Thị Hằng lấy hàng thứ Sáu).
Các con của Trần Thị Hằng : Hoành (trai), Nguyệt Thu, Hùng, Dũng, Bích, Minh Khai, Phượng và Út.
Trần Quang Diệm biết đờn nhiều cây, nhưng hay nhứt là đờn tỳ bà. Ông có đạt nhiều bản mới và chế ra cách chép nhạc mới cho đàn tỳ bà. Bốn dây đàn tỳ bà trước kia được Ông Cà Soạn ở Huế đạt tên là Binh, Thơ, Đồ, Trận. Ông Năm Diệm đặt lại Tòng, Lan, Mai, Trúc. Ông sống tại Vĩnh Kim đến ngày từ trần vào năm 1925.
Ông bà có 8 con:
* 1. Ông Trần Văn Dương (chết), (một mẹ khác cha với bà Trần Ngọc Viện).
* 2. Ông Trần Văn Chiếu, sau đối tên là Lê Văn Chiếu (một cha khác mẹ với bà Trần Ngọc Viện). Củng gọi là Hai Trò, con tên là Lê Đình Tịnh, thuờng gọi là Hai Tịnh. Ông Hai Tịnh có con là Hai Vinh, Ba Huệ, Tư Hường, Năm Thơm, Sáu Hiển, Bảy Bảo, Tám Toàn, Chín (không nhớ tên), Mười Diệu.
* 3. Bà Ba Trần Ngọc Viện, chủ gánh hát cải lương « Đồng Nữ » bị Pháp giải tán.
* 4. Bà Tư Trần Thị Xuân, củng gọi là Tư Anh. Có con là Hai Tảo, Ba Mỹ, Tư Xuân, Năm Thời.
* 5. Bà Năm Trần Thị Cảnh, có con là Trước.
* 6. Bà Sáu Trần Thị Cưu, có con là Thu Cúc. Cô Thu Cúc có 3 người con: Thu Thủy (Saigon, VN), Thu Thảo (Hoa Kỳ), Sơn (Hoa kỳ)
* 7. Ông Trần Quang Triều, gọi là Bảy Triều, tên khai sanh ghi là Trần Văn Chiều (qua đời ngày mùng 10.07.1931(không nhớ ngày dương lịch), vợ là Nguyễn Thị Dành (tử trần 25.06.1930 (không ghi ngày dương lịch), có 5 con : Trần Quang Khiết (chết lúc 3 tháng), Trần Văn Khê (theo lẽ là Trần Quang Khê sanh ngày 24.07.1921 ), Trần Văn Trạch (theo lẽ là Trần Quang Trạch, sanh 1924 – tử Paris, 10.04.1994), Trần Ngọc Sương (sanh 26.09.1925) hiện ở Canada, và người con út chết trong bụng mẹ có thai 3 tháng. Mẹ đi biểu tình tại Cao-Lảnh bị lính cảnh sát rượt chạy, té và trốn trong đống rơm rồi sảy thai.
Nhánh Trần Văn Khê (sanh 24.07.1921 tại làng Bình Hoà Đông, Quận Thuận Bình, tỉnh Mỹ-Tho) ở Pháp, li-dị vợ là Nguyễn Thị Sương (sanh 25.09.1921), cựu giáo-sư Pháp-văn trường Vĩnh Long và sau đó Anh-văn trường nữ trung học Gia-Long Sàigòn, hiện ở Sàigòn, có 4 con :
Nhánh Mười Nhẩm và Tư Châu.
Ông Mười Nhẩm là em ruột thứ mười của Bà Nguyễn Thị Nhã (thứ năm), má ruột của Bà Trần Thị Hạnh nên các con ông bà Lương Kiêm gọi các con của ông bà Mười Nhẩm-Tư Châu, khi là Cô, khi là Dì.
Nhánh Hồ Hữu Tường – Hồ Văn Hoài :
H4 : Cụ Ông Lương Kiêm và cụ Bà Trần Thị Hạnh có 10 người con :
có hai con :
1 & 2 là sinh đôi, tên Lương Mỹ Hoa, chồng Nguyễn Xuân Luật, hai con: An Bình và Long Bình, ở Canada, và
Lương Mỹ Dung, li-dị, hai con tên Võ Thị Yến Nhi và Võ Minh Thành,
Sau khi li-dị, có vợ là Huỳnh Thị Mỹ Yến (Sàigòn 1940, ở Canada), 5 con là :
hai con là :
5 Lương Anh Phụng.
7 Lương Phước Lộc.
9 Lương Phát.
Đã đươc sự bổ sung và chỉ dẩn của Lương Học Sanh, Lương Huỳnh Ngân, Hoành Thiên Duyên, Lương Kiều Oanh, Lương Vĩnh Định, Lương Mỹ Hoa, Võ Xuân Phong, Trần Vân Khê, Lương Huỳnh Phương Trâm, Lương Cần Nhân, Hoàng Thanh Diệu, Trần Minh Hải,
Lê Minh Mẫn, Trấn Thị Thủy Ngọc, Lương Thị Thắm, Phạm Huỳnh Long Nhi, Lương Anh Linh, Lương Phán, Lương Huỳnh Tân, Trần Quang Minh, Lê Cécile (Sissi), Hồ Thũy Tinh, Nguyễn Thanh Hưng, Bà Bảy Trang/Thuyền (Theo thứ tự được tin bổ túc qua lại nhiều lần).
Địa-chỉ liên-lạc:
(Những gì phải thêm, bớt, xoá hoặc bỏ thì xin cho biết. Rất cám ơn).
(Cần chi tiết về ngày nơi sanh, nơi ở, nghề-nghiệp, địa-chỉ và mail của chồng, vợ và con).
Dt : (84) 8 8296 436.
Dt : (84) 8 8550 172. Mail lhsanh@hcm.vnn.vn
Tel +33 (0) 155980533. Mail dr.luong@wanadoo.fr
Mail : luong.nguyen75@free.fr
Tel: +33 (0) 146746413. Mail : taluong@free.fr
44470 Carquefou. France. Tel +33 (0) 240526386. Mail nhan@wanadoo.fr
Tel +61 (7) 32084117. Mail clertem@iquebec.com
Liên lạc nhánh Trần Văn Khê :
Liên lạc nhánh Hồ Hữu Tường, Hồ Văn Hoài : http://www.hofamily.fr.st
1.Hồ Thũy Tinh, ở Pháp. Mail : acdfrance@yahoo.fr
PANO – Friday, July 09, 2010, 20:55 (GMT+7)
![]() |
A documentary film, titled “Tran Van Khe – Inspirer”, will be issued on July 24th on the 90th anniversary of the Professor’s birth.
The documentary film depicts a portrait of a talented researcher, a performer, a lecturer and above all a tireless inspirer of traditional music of Vietnam.
To preserve and develop the traditional music, Prof. Tran Van Khe has spent much time studying and learning music of different countries. He has also actively introduced the traditional music of Vietnam to international friends.
The Prof. has worked very hard to study and popularise Vietnamese traditional music among the younger generation to keep it alive.
Also on this occasion, Phuong Nam Book Company will re-print the nearly 900 page Memoirs of Tran Van Khe with additional valuable images and documents related to the musical life of the reputed Professor.
An intimate get-together to mark the 90th birth anniversary will take place the same day at Phuong Nam Book Café, Ho Chi Minh City. The Professor’s students of different times will play traditional instruments during this special event.
Source: Vnmedia
Translated by Mai Huong
http://en.qdnd.vn/news/documentary-film-on-prof-tran-van-khe-to-be-released/117550.html