TIỂU SỬ GS-TS TRẦN VĂN KHÊ
Ngày sinh : 24-07-1921
Quê quán : Làng Vĩnh Kim, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho.
Nơi ở hiện nay : 32 Huỳnh Đình Hai, phường 24, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí
Công việc hiện nay:
Hưu trí, thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế Âm nhạc thuộc UNESCO.
Thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế Nhạc Truyền Thống (International Council for
Điện thoại : ĐT nhà riêng : (08) 3.551.1249
+ Được cấp bằng Tiến sĩ Văn chương, Khoa Âm Nhạc học, ĐH Sorbonne Paris
+ Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1967.
Quá trình học tập/công tác :
1941-1944 : Trường Đại học Đông Dương Hà Nội, Y khoa.
1944-1949 : Giáo sư tư thục tại Sài Gòn và Hậu Giang ; Ký giả báo Thần Chung và
1949-1988 : Học tập, nghiên cứu và tham gia giảng dạy tại hơn 20 Trường Đại học trên
1959-1988 : Giám đốc Nghiên cứu tại Trung Tâm Quốc gia Pháp Nghiên cứu Khoa
Minh
Traditional Music) vào năm 2013
E-mail : trantruongca@yahoo.com.vn
Việt Báo.
khắp thế giới.
học (Directeur de Recherche au Centre National de la Recherche
Scientifique)
1969-1988 : Giáo sư Khoa Dân tộc Nhạc học tại Đại học Sorbonne Paris.
1999-2003 : Giáo sư Đại học Dân lập Hùng Vương (TP.HCM).
2006 đến nay : Giáo sư Đại học Dân lập Bình Dương. Cố vấn đặc biệt Hội đồng
Thành viên của nhiều Hội quốc tế về Âm nhạc và nghiên cứu âm nhạc như : Hội
đồng âm nhạc quốc tế thuộc UNESCO, Hội đồng quốc tế âm nhạc truyền thống, Hội
đồng quốc tế Giáo dục âm nhạc, Hội đồng quốc tế Nghiên cứu âm nhạc, Hội Âm
nhạc học, Dân tộc âm nhạc học, Hội nhà văn (Pháp), Hội Dân tộc Âm nhạc học Mỹ,
Hội Nghiên cứu âm nhạc truyền thống Nhật Bản, Hội Nghiên cứu âm nhạc Ấn Độ.
Những đóng góp chủ yếu cho Việt Nam và thế giới :
– Đã có trên 200 bài viết về Âm nhạc Việt Nam và âm nhạc Châu Á đã được đăng
trong các tạp chí chuyên môn của nhiều nước, đặc biệt những bài viết cho
Courrier de l’UNESCO được dịch ra 14 ngôn ngữ khác nhau.
– Đã thực hiện trên 25 đĩa hát 33 vòng và CD về Âm nhạc Việt Nam và vài nước
Khoa học Đại học Bình Dương.
– Đã lồng tiếng cho trên 100 phim từ tiếng Anh ra tiếng Pháp, diễn viên điện ảnh
cho 6 phim quảng cáo tại Pháp và làm diễn viên cho 2 phim lớn là : “La Rivière
des trois Joncques” (Pháp) và “A town like Alice” (Anh).
– Viết bài về âm nhạc truyền thống Việt Nam tại nhiều báo chí, tạp chí trong nước
và trên thế giới. Giúp các cơ quan trong nước giới thiệu âm nhạc Việt Nam tại các
Hội nghị quốc tế, trong các Diễn đàn âm nhạc Châu Á, các Cơ quan quốc tế như:
UNESCO, Hội đồng Âm nhạc quốc tế.
– Giới thiệu các bộ môn Ca trù, Múa rối nước, Hát bội miền Nam, Nhã nhạc (Cung
đình Huế), Nhạc Phật giáo Việt Nam, đàn Tài tử, ca nhạc Huế bằng những buổi
thuyết trình, dĩa hát, băng video, làm cho ngoại quốc hiểu thêm về các di sản văn
hóa phi vật thể của Việt Nam.
– Đặc biệt đã giới thiệu Đờn ca tài tử trong và ngoài nước :
+ 1949 : Tại Budapest Hung-ga-ri trong cuộc thi về nhạc khí dân tộc do Liên
hoan Thanh Niên tổ chức : Giới thiệu 2 nhạc khí đờn Cò và đờn Tranh Việt
Nam trong những bài bản Đờn ca tài tử, giải nhì thế giới.
+ 1949 – 1951 : Giới thiệu trong nhiều dịp cho các đoàn thể Thanh niên Pháp và
những người yêu nhạc Đông phương những chương trình về Đờn ca tài tử,
được tổ chức trong các nhà Văn hoá Pháp.
+ 1953 : Bắt đầu soạn Luận án Tấn sĩ văn chương khoa Nhạc học tại Trường Đại
học Văn khoa Paris – Sorbonne với đề tài “Âm nhạc truyền thống Dân tộc Việt
Nam”, bảo vệ thành công năm 1958 – Ưu hạng với lời khen của Ban giám
khảo. In ra năm 1962 với sự ủng hộ tài chánh của Trung tâm quốc gia nghiên
cứu khoa học Pháp và Bảo tàng viện Guimet. Tuy là một luận án về Âm nhạc
truyền thống nói chung nhưng các tư liệu phong phú nhứt có liên quan đến Âm
nhạc Cung đình Huế và Âm nhạc Tài tử miền Nam.
+ 1959 : Thành lập Trung tâm Học nhạc Đông phương chuyên dạy các môn Âm
nhạc truyền thống châu Á theo phương pháp truyền khẩu và truyền ngón.
Trong Trung tâm đó lãnh trách nhiệm Giám đốc Nghệ thuật và chuyên dạy
Đờn ca tài tử (Tranh, Kìm, Cò) với sự cộng tác của hai con (Trần Quang Hải &
Trần Thị Thuỷ Ngọc), hoạt động 30 năm và đào tạo trên 150 sinh viên Pháp và
quốc tế biết nhạc tài tử, trong số đó nổi bật nhứt là 3 sinh viên : Kim Lý (dạy
đờn Tranh cho trẻ em Việt Nam nhiều nơi tại Pháp) – Andre Lantz (GS điện tử,
đờn Tranh rất mùi, đi nghĩa vụ quân sự tại châu Phi, nhân ngày Tết Việt Nam
đã đờn bài Tứ đại làm rơi nước mắt bao nhiêu kiều bào Việt ở châu Phi) –
Nelly Felz (GS dạy cấp Tú tài chuyên về Âm nhạc, bắt buộc tất cả sinh viên
phải biết đờn Tranh mới được thêm điểm trong cuộc thi, chuyên Đờn ca tài tử
và đặc biệt thích nhứt là hơi Xuân và hơi Oán).
+ 1959 – 1963 : Được tuyển vào Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học
Pháp với cấp bực “Tuỳ viên Nghiên cứu” để nghiên cứu về ngôn ngữ âm nhạc
Việt Nam đặc biệt trong Đờn ca tài tử và các cách chuyển hệ (Metabole)
+ 1959 – 1965 : Giới thiệu Đờn ca tài tử trong tiết mục dành riêng cho tôi tại 2
hiệu ăn lớn : hiệu ăn La Table du Mandarin của anh Phạm Văn Mười và hiệu
ăn Bồng Lai của anh Bùi Văn Tuyền tại Vùng Champs-Elysees.
+ 1963 – 1967 : So sánh âm nhạc Đờn ca tài tử với Âm nhạc thính phòng của
nhiều nước khác trên châu Á (Trung Quốc – Nhựt Bổn – Triều Tiên – Ấn Độ).
Nhờ bà De Chambure trong lúc thăm Việt Nam bà có máy ghi âm tối tân bằng
âm thanh nổi hiệu Nagra ghi âm Đờn ca tài tử dưới sự chỉ đạo của GS Nguyễn
Hữ Ba và nhờ tiền tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu Học nhạc với phương
pháp đối chiếu tại Tây Bá Linh làm ra được 1 dĩa hát về nhạc Cung đình Huế
và 1 dĩa hát về âm nhạc tài tử miền Nam, xuất bản dưới nhãn hiệu dĩa hát của
Unesco, trong dĩa đó có những bài Tứ đại oán và Vọng cổ do Bạch Huệ ca,
trong dàn đờn người giữ cây đờn Kìm là bác Sáu Tửng.
+ 1963 – 1967 : So sánh âm nhạc Đờn ca tài tử với Âm nhạc thính phòng của
nhiều nước khác trên châu Á (Trung Quốc – Nhựt Bổn – Triều Tiên – Ấn Độ)
+ 1968 – 1972 : Chức vụ Nghiên cứu sư, đã được mời dạy nhạc học trong
chuyên khoa Dân tộc nhạc học. Trong những năm này đặt trọng tâm nghiên
cứu vào các Kịch nghệ châu Á: Jing Xi (Kinh kịch Trung Quốc), Nôh, Kabuki
(Nhựt Bổn), Pansori (Triều Tiên), Hát chèo, hát bội, hát cải lương (Việt Nam)
+ 1972 : Trường Đại học Carbondale (Mỹ) có mời Nhạc sư Vĩnh Bảo, tôi và
Nhạc sĩ Phạm Duy sang dạy một khoá 3 tháng cho sinh viên. NS Vĩnh Bảo dạy
về cách đóng đàn và cách đờn theo truyền thống Đờn ca tài tử, tôi dạy về Lịch
sử và lý thuyết của âm nhạc Việt Nam nói chung và Đờn ca tài tử nói riêng,
Phạm Duy dạy về Dân ca Việt Nam (cả 3 miền). Trường tổ chức nhiều buổi
hoà nhạc Đờn ca tài tử cho sinh viên, kể cả các tổ chức Văn hoá của vùng do
NS Vĩnh Bảo và tôi đảm nhận.
+ 1973 : Trước khi trở về Việt Nam NS Vĩnh Bảo ghé Pháp và ở tại nhà tôi. Hai
anh em góp sức giảng dạy về Đờn ca tài tử cho Trường Đại học Sorbonne và
những trường Trung học cấp III ở vùng ngoại ô.
Trung tâm học nhạc Đông phương tổ chức nhiều buổi hoà nhạc cho Việt
kiều, trong dịp này hãng dĩa Ocora (thuộc Đài phát thanh Paris) mời NS Vĩnh
Bảo và tôi ghi âm một dĩa hát Đờn ca tài tử. Các chuyên gia Unesco sau khi
nghe dĩa hát Ocora rất thích và phái một chuyên gia ghi âm là Hubert de
Frayssex thực hiện một dĩa hát đặc biệt do Unesco tài trợ và được phát hành
dưới nhãn hiệu dĩa hát của Unesco, mục “Musical Sources” (Nguồn gốc âm
nhạc) đây là dĩa giới thiệu Đờn ca tài tử: NS Vĩnh Bảo đờn Tranh, tôi đờn Tỳ
Bà 2 bản Tây Thi, Cổ bản. NS Vĩnh Bảo độc tấu 3 bài Nam Xuân, Nam Ai,
Đảo ngũ cung và một phần bài Tứ đại oán, có đủ cả phần rao đầu.
+ 2010 : Cố vấn đặc biệt cho Uỷ Ban Thành lập Hồ sơ về Đờn ca tài tử để gửi
Unesco. Đã góp ý và sửa những sai lầm trong các cuộn phim về Đờn ca tài tử
của hồ sơ. Cung cấp những dĩa hát mang nhãn hiệu Unesco, trong đó có nhiều
tiết mục Đờn ca tài tử.
– Chương Mỹ Bội Tinh hạng I – Cộng Hòa Việt Nam (1974)
– Văn Hóa Bội Tinh hạng I – Cộng Hòa Việt Nam (1974)
– Giải thưởng UNESCO – CIM về Âm nhạc (1981)
– Huy chương Công dân ưu tú TP.HCM (1981)
– Fulbright Scholarship (1988) Bộ ngoại giao Mỹ sắp đặt cho dạy học trong một
năm tại Hololulu về Âm nhạc Dân tộc các nước truyền thống châu Á, đặc biệt
Âm nhạc Dân tộc Việt Nam.
– Officier des Arts et des Lettres – Bộ VHTT Pháp (1991)
– Huy chương Vì Văn hoá quần chúng – Bộ VHTT Việt Nam (1991)
– Viện sĩ Thông tấn Hàn Lâm Viện Châu Âu Khoa học Văn chương Nghệ thuật
– Koizumi Fumio International Prize for Ethnomusicology (1994) Nhựt Bổn
– Huân chương Lao động hạng Nhất – Chủ tịch nước CHXHCNVN (1999)
– Chevalier de l’Ordre des Palmes Academiques – Bộ Giáo dục Pháp (1999)
– Giải thưởng Vinh danh nước Việt (2003)
– Giải thưởng Đào Tấn (2005)
– Giải thưởng Quốc tế do Thành phố San Francisco (Mỹ) về “Đã cống hiến trọn
đời cho việc nghiên cứu Âm nhạc truyền thống Việt Nam”.
– Giải thưởng Phan Châu Trinh (2011)
– Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh (2013)